Đây là một trong các nội dung được triển khai theo đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tại Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 13/01/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hướng dẫn tham quan Phòng trưng bày hỗ trợ người dùng lần đầu trải nghiệm công nghệ
Cụ thể, Phòng trưng bày có đường dẫn tại địa chỉ: http://sct.thuathienhue.gov.vn/phongtrungbay. Đến với Phòng trưng bày ảo, mọi người không chỉ được tiếp cận đến các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thủ công truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế với đầy đủ các thông tin như tên sản phẩm, chất liệu, kích thước, trọng lượng sản phẩm... mà còn nắm được thông tin các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất uy tín thông qua việc truy xuất thông tin từ mã QR code cùng các liên kết đến webiste/Fanpage của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đó được công khai tại Phòng trưng bày.
THAM QUAN PHÒNG TRƯNG BÀY
Đây được xem là hoạt động nhằm kết nối thương mại điện tử, quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thủ công truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế trên môi trường số.

Đa dạng các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thủ công truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế được công bố tại Phòng trưng bày của Sở Công thương

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản phẩm tại Phòng trưng bày được định danh bằng mã QR code

Mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được mã hóa thông tin bằng một mã QR code, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin và liên kết đế doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đó
Tương thích trên nhiều thiết bị và trình duyệt, Phòng trưng bày được tạo dựng trên nền tảng VR-360 giúp tăng cường sự mới mẻ cho khách tham quan khi đến với các doanh nghiệp và tìm kiếm các sản phẩm của doanh nghiệp có tại Phòng trưng bày, qua đó hỗ trợ tối đa nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế của khách tham quan, góp phần kích cầu mua sắm trực tuyến một cách tiện lợi, dễ dàng.

Phòng trưng bày không giúp giới thiệu, kết nối sản phẩm, các doanh nghiệp có sản phẩm trực tiếp tới người dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện
Từng là thủ phủ của xứ Ðàng Trong, sau đó là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam - Nhà Nguyễn, Thừa Thiên Huế từng là là nơi quy tụ các nghệ nhân và các ngành nghề khắp cả nước. Do đó, Huế trở thành một trung tâm tiểu thủ công nghiệp quan trọng, cung ứng sản phẩm cao cấp cho triều đình, các tầng lớp thượng lưu và một số mặt hàng dân gian và được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Ngày nay, theo thống kê, Thừa Thiên Huế có hơn 200 làng nghề thủ công truyền thống. Những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm Phòng trưng bày nhằm số hóa, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về mặt nhà nước các sản phẩm được giới thiệu tại phòng trưng bày của Sở Công thương hướng hiện đại, hình thành cơ sở dữ liệu đa phương tiện, tương tác, chia sẻ dữ liệu trên nền tảng số giữa các cấp quản lý, khách hàng yêu thích và muốn tìm hiểu về sản phẩm truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế; góp phần xây dựng hệ giá trị, phát triển văn hóa Huế, con người Huế mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm một trong những trung tâm văn hóa, đậm bản sắc văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á.