TỔNG QUAN
Hệ thống dữ liệu mở tỉnh Thừa Thiên Huế là giải pháp công nghệ được xây dựng nhằm mục tiêu thu thập, công khai, chia sẻ các bộ dữ liệu mở, kết nối liên thông với các hệ thống dùng chung của tỉnh, liên thông Cổng dữ liệu Quốc gia, cung cấp các dịch vụ dữ liệu đến cộng đồng nhằm thúc đẩy phát triển sáng tạo trong kinh tế, xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp; cho phép tùy biến các tiêu chí gắn với chức năng, nhiệm vụ tại mỗi đơn vị sở, ngành, địa phương nhằm thống kê, theo dõi, quản lý, hỗ trợ ra quyết định trong quá trình điều hành, góp phần xây dựng nền tảng quan trọng trong chiến lược hoàn thiện chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là mục tiêu của mỗi địa phương trong tiến trình chuyển đổi số, lấy dữ liệu làm vấn đề then chốt.
XEM THÊMTÍNH NĂNG NỔI BẬT
Tuân thủ theo Nghị định 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về “Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của Cơ quan Nhà nước”
Hệ thống bảo đảm toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà
nước
cung
cấp;
dữ liệu được cập nhật mới nhất; cho phép truy cập sử dụng trên môi trường mạng; đảm
bảo
khả
năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được; tổ chức, cá nhân được tự
do
truy
cập sử dụng, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở…
Hệ thống sử dụng công nghệ mã nguồn mở
Hệ thống được xây dựng trên nền tảng web-based, kiến trúc hướng dịch vụ, với công nghệ mã nguồn mở giúp tiết kiệm chi phí bản quyền, có độ tin cậy và tính phổ biến cao.
Tuân thủ theo chuẩn DCAT 3
Hệ thống tuân thủ theo chuẩn DCAT 3, với các thiết kế, lựa chọn những lớp, trường thường dùng phù hợp với mục tiêu, phạm vi của hệ thống.
Cung cấp dữ liệu đạt chuẩn 3*, hướng đến đạt chuẩn 5* về dữ liệu mở (Dữ liệu mở Liên kết)
Khả năng kết nối liên thông thuận tiện
Hệ thống với khả năng kết nối liên thông với các hệ thống dùng chung của tỉnh,
liên
thông Cổng dữ liệu Quốc gia, hỗ trợ tra cứu, thống kê, theo dõi, quản lý, khai thác
các
dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước đến trực tiếp cho người dân, doanh
nghiệp
và cộng đồng.
CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH
Thực hiện chia sẻ, kết nối dữ liệu với người dùng, cho phép trình diễn số liệu dưới dạng biểu đồ trực quan từng ngành, từng đơn vị.
Quản lý dữ liệu, quản lý hệ thống tài khoản, người sử dụng hệ thống, nhật ký sử dụng, truy cập trái phép, danh mục hệ thống, trình diễn dữ liệu tùy biến.
Hỗ trợ công tác thống kê, báo cáo và ra quyết định trong quá trình quản lý
Thu thập, chuẩn hóa và tạo lập dữ liệu, cho phép quản trị, kết nối, chia sẻ được với nhiều nguồn, loại dữ liệu.
Hỗ trợ người dùng tạo dữ liệu Token để lấy API theo nhiều định dạng (XML/ Json/ Gson/ CSV/ Text).
Hỗ trợ upload/download dữ liệu nhanh chóng, tiện ích
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TÍNH HIỆU QUẢ
CÁC GIẢI THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
2022
Giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (không có giải Nhất)
2022
Giải Khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam
TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI
Hệ thống Open Data tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được nhiều sự chú ý và đánh giá cao từ các cơ quan báo chí và giới chuyên môn. Đây là một trong những dự án chiến lược của tỉnh nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử.
Kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu trên Open Data
Mới đây (15/11), sản phẩm Hệ thống
dữ liệu mở (DLM) tỉnh Thừa Thiên Huế (Open Data), Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) đã giành được giải Nhì ở lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông (không có giải Nhất) tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
Hệ thống dữ liệu mở tỉnh Thừa Thiên Huế (Open Data) đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
Đây là năm thứ 12 Hội thi được tổ chức nhằm ghi nhận và tôn vinh công lao của các nhà sáng tạo đã có các giải pháp kỹ thuật hữu ích. Hội thi lần thứ XII, năm 2022 có 85 đề tài đăng ký tham gia trên 6 lĩnh vực dự thi: Công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; cơ khí và tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hóa chất, năng lượng; nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; y dược; giáo dục và đào tạo. Nhiều đề tài được đầu tư công phu, chất lượng, được đánh giá cao trong thực tiễn. Trong đó, có những đề tài có tầm quốc gia, quốc tế và đã được ứng dụng vào thực tiễn.
Hệ thống Dữ liệu mở (Open Data) tỉnh Thừa Thiên Huế: Bước đi tất yếu để chuyển đổi số trong chính quyền và toàn xã hội
Trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu chiếm giữ ở vị trí số 1 được xem là động lực chính tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Lượng dữ liệu sinh ra ngày càng lớn, đa dạng về chủng loại và có tốc độ tăng trưởng như vũ bão. Việc xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở là một hướng đi tất yếu và hiệu quả để có thể chuyển hóa dữ liệu lớn thành tri thức của xã hội và mang lại giá trị cho nền kinh tế.